Rồi bất ngờ bàn chân bị thúi vì hoại tử rất nhanh, bác sĩ không còn chọn lựa nào khác ngoài việc cắt bỏ chân cho kịp. Bác sĩ an ủi ông Tâm là cứ 7 phút trên thế giới có một cái chân bị cắt vì tiểu đường, không riêng gì ông.
Các ông bạn kể ra ông nào cũng bị glucose máu cao, điều trị vất vả. Giờ nhìn thấy ông bạn Tâm cắt bỏ chân thì ai cũng xanh mặt sợ cho chính mình. Hỏi ông Cường thì chỉ có ông không bị bệnh đường huyết cao. Ai cũng ngạc nhiên hỏi bí quyết.
Ông Cường nói:
- Các bạn à, khi mình lớn tuổi thì chức năng tuyến tụy suy giảm, tiết ra insulin ít đi, không đủ để điều hòa lượng glucose nữa. Nhưng ngặt một nỗi bây giờ mình lại có điều kiện ăn uống hơn hồi trẻ nên ai cũng muốn ăn cho thỏa mãn, ăn cho ngon miệng, ăn để trả thù, và ăn để có sức khỏe mà chơi bời hư hỏng. Chính vì ăn nhiều hơn khả năng điều tiết của tuyến tụy nên bệnh tiểu đường xuất hiện. Hậu quả là các cẳng chân lần lượt từ bỏ ta.
Từ rất sớm tôi đã hiểu điều này nên tôi canh chừng lượng đường trong máu mỗi ngày để điều chỉnh ăn uống, không cần ăn ngon, không cần ăn nhiều, chỉ cần ăn sao cho đừng bệnh. Ngày nào tôi cũng dùng máy đo đường huyết cá nhân để kiểm tra mức glucose mà tính toán việc ăn uống của ngày hôm đó. Nhưng có khi bệnh này bệnh kia phải uống kháng sinh là tuyến tụy suy nhanh làm glucose máu tăng vọt không cách nào kềm chế được.
Tôi không dám ăn cơm, người gầy guộc xanh xao đói lả. Một hôm ngồi buồn chan nước tương ăn cơm. Sau đó đo đường huyết hạ rất nhanh. Tôi mừng quá, mấy ngày liên tiếp ăn cơm nhiều, chỉ chan nước tương, vậy mà đường hạ rất thấp. Thì ra cơm làm hạ đường huyết, nhưng nếu ăn thêm thức ăn phức tạp thì đường huyết sẽ tăng.
Ông Tâm mở mắt thều thào:
- Tôi không dám ăn cơm nhiều, chỉ ăn thịt cá, mà đường huyết tăng hoài. Cuối cùng chích insulin liều cao cũng không hạ đường huyết được.
- Tôi phát hiện ra ăn thịt làm tuyến tụy yếu đi rất nhanh, còn ăn cơm thì tuyến tụy mạnh lại. Bây giờ ngày nào tôi cũng ăn hai bữa, bữa trưa ăn cơm chan nước tương để phòng bệnh, chiều thì ăn thêm chất bổ dưỡng tí. Nhờ vậy mà glucose máu của tôi rất tốt.
- Phải anh nói tôi biết sớm thì tôi đâu bị cưa chân.
- Thôi anh đừng buồn, dù sao anh cũng còn một chân.
- Tôi sẽ ăn theo cách của anh để giữ cái chân còn lại.
Mấy ông bạn kia cũng reo lên vui mừng
Ăn uống là nhu cầu căn bản của con người. Ăn cho no, ăn cho ngon, là sự thúc đẩy của bản năng. Mọi người cả đời cứ loay hoay tìm cách ăn cho ngon, tìm đủ nguyên liệu để nấu ra được món ăn thật ngon, dù có phải giết hại tàn ác. Ăn ngon làm người ta vui vẻ sung sướng. Đó là bản năng.
Còn trí tuệ và đạo đức thì ngược lại, ăn sao cho khỏe mạnh, ít bệnh tật, ít gây ra tội ác, ăn cho lòng nhẹ nhàng thanh thản.
Ăn uống là chuyện thường ngày, và cũng là cả một đạo đức lớn. Biết bao nhiêu hệ lụy liên quan chung quanh việc ăn uống.
Ăn món gì, ăn ở đâu, ăn làm sao, ăn lúc nào... nhiều chuyện lắm.
Ta chỉ nên ăn vừa với nhu cầu của cơ thể, vừa với sức lao động bỏ ra trong ngày, chứ đừng ăn vượt hơn nhu cầu thành ra dư thừa rồi sẽ gây bệnh. Nếu lỡ vì lý do gì đó mà bữa đó phải ăn nhiều hơn nhu cầu, thì ta nên vận động nhiều hơn, và ăn ít lại ở bữa kế tiếp.
Nếu còn phải ăn thức ăn động vật thì cũng nên hạn chế, đừng lạm dụng, vì khoa học đã chứng minh thức ăn động vật dễ gây ung thư.
Thời đại hôm nay người ta lạm dụng hóa chất thực phẩm để bảo quản, để tăng độ ngon, để nhìn bắt mắt, đều là nguyên nhân gây các bệnh khó chữa. Người làm ra thức ăn cũng phải có đạo đức để đừng hại đồng bào mình, có khi bệnh để lại di chứng qua nhiều thế hệ.
Người ăn cũng phải có đạo đức biết chọn lựa thức ăn cho hệ gene di truyền của mình được ổn định khỏe mạnh ảnh hưởng tốt lên con cháu về sau.
Ăn để có sức khỏe, ăn để tránh bệnh tật, đó là ăn uống khôn ngoan. Còn ăn cho no, ăn cho ngon, đều chỉ là bản năng hưởng thụ.
Ngoài ra ta còn nhiều triết lý về sự ăn uống khác nữa. Ăn để gia đình đầm ấm hạnh phúc. Ăn để cùng hòa đồng vui vẻ. Ăn với phong cách quý phái. Ăn có quan tâm đến mọi người. Ăn có nghĩ đến người nghèo khổ. Không cần phải ăn khi không đáng ăn.
Ăn uống là chuyện rất phàm tục mà cũng là chuyện rất thanh cao.
Nguồn: Nền tảng đạo đức