Trước chánh điện, toàn thể tăng, ni, phật tử lắng nghe buổi pháp thoại ngắn về ý nghĩa của chữ hiếu trong đạo Phật, công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn của cha mẹ cũng như cách thức mà người con Phật thực hiện để báo đáp công ơn đó. Đặc biệt, buổi tọa đàm giữa Bí thư tỉnh đoàn Bình Phước Trần Hoàng Trực và Đại Đức Thích Tâm Đăng đã trao đổi, tìm hiểu về lịch sử và ý nghĩa của Ngày Vu Lan báo hiếu. Đối với con cái cần phải làm gì để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ba mẹ? Trước bối cảnh đất nước phát triển, nhiều bạn trẻ phải đi làm ăn xa, hoặc không xây dựng gia đình… thì con cái phải làm gì để phụng dưỡng cha mẹ.
Để tưởng nhớ và tri ân công lao của cha mẹ, Ban tổ chức đã tổ chức nghi thức cài hoa hồng và Nghi lễ rửa chân phụ mẫu. Với ý nghĩa đầy nhân văn, đây không chỉ là ngày lễ của các Phật tử mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam, để những người con cảm nhận sâu sắc công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành vừa để những người cha, người mẹ thấy được sự hiếu thảo của con cái dành cho mình.
Lễ thắp nến tri ân nhân ngày Vu Lan báo hiếu chính là dịp gợi nhắc thế hệ con cháu nhớ về công ơn như trời biển của cha mẹ. Ðồng thời giúp chúng ta tiếp cận những ý nghĩa giáo dục đầy nhân văn đó là: “Từ-Bi-Hỷ-Xã”, “Vô ngã, vị tha” của văn hoá Phật giáo.
Một số hình ảnh tại buổi lễ
Bí thư tỉnh đoàn Trần Hoàng Trực và đại đức Thích Tâm Đăng trao đổi, làm rõ về ý nghĩa ngày Vu Lan báo hiếu
Đông đảo tăng, ni, phật tử tham gia Lễ thắp nến tri ân
Những bài hát ca ngợi công lao cha mẹ cũng được thể hiện tại chương trình
Khắc Bảy