Đái tháo đường, còn gọi là Bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường nguyên nhân là do tụy tạng suy yếu không tiết ra đủ insulin để đưa đường vào các tế bào khiến cho đường (glucose) kẹt lại trong máu làm cho máu bị “ngọt”. Máu ngọt này đi tới đâu phá hoại tạng phủ cơ thể tới đó.
Nếu được điều trị tốt, bệnh nhân sống khỏe mạnh bình thường. Nếu điều trị không đúng hoặc không điều trị thì đường máu sẽ tăng lại. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, cao huyết áp, hoại thư, v.v…
CƠ CHẾ TINH BỘT ĐƯỢC NẠP VÀO CƠ THỂ:
Như chúng ta đã biết, con người sống là nhờ vào năng lượng được tính theo đơn vị calorie. Rất nhiều chất có calorie tạo thành chất đạm, chất béo, nhưng riêng calorie được lấy từ tinh bột là lượng calorie chính để tạo ra năng lượng cho cơ thể chúng ta hoạt động mỗi ngày.
Cơ chế tinh bột được nạp vào cơ thể như sau: Khi ta ăn vào, bao tử hấp thu qua ruột, đi vào máu, rồi từ máu mới đi vào trong tế bào, như tế bào gân, tế bào cơ, tế bào não… Từ đó, các tế bào mới có tinh bột để tạo ra năng lượng cho chúng ta làm việc.
Tuy nhiên, tế bào là một cơ quan khép kín nên không phải cái gì muốn xâm nhập vào cũng được. Dưỡng chất có thể lọt được vào máu, chảy khắp nơi trong cơ thể chúng ta, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc là ngay lúc đó chúng đã vào trong tế bào được. Mặc dù các mạch máu đều bám sát tế bào, nhưng để đưa được đường vào tế bào không phải dễ. Do đó, trong cơ thể chúng ta có một bộ phận là tuyến tụy (pancreas).
Tuyến tụy sản xuất ra một chất là insulin tiết vào trong máu. Chất insulin này đứng ở các cửa ngõ của tế bào, mở cửa, “dìu dắt”, đưa tinh bột (glucose) vào trong tế bào. Và như vậy, khi ăn xong, glucose trong máu chúng ta rất cao. Nhưng chỉ khoảng trong vòng 2 giờ là insulin đã mở cửa, đưa hết glucose lọt vào tế bào. Sau 2 giờ, máu chúng ta trở lại mức của một người khỏe mạnh là 80 mg/dl (80 milligram trên mỗi deciliter). Khi lượng đường (lượng glucose) ở trong máu hạ xuống ở mức khoảng 80 mg/dl thì thần kinh cơ thể chúng ta “rà” được và nó bắt đầu báo hiệu cho chúng ta có cảm giác đói.
Chính vì vậy, đây thực sự là một hệ thống đồng bộ:
Chúng ta ăn tinh bột – dạ dày hấp thu – ruột hấp thu – đi vào máu – lượng đường trong máu được tuyến tụy (pancreas) nhận ra, đo được lượng đường trong máu lên cao – tuyến tụy lập tức phóng thích insulin vào máu – insulin dắt các glucose đưa vào các tế bào.
ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI TUYẾN TỤY BỊ SUY YẾU?
Đó là trường hợp người có tuyến tụy khỏe mạnh. Còn khi tuyến tụy bị yếu thì có 2 điều bị suy giảm:
– Một là, tuyến tụy đo nồng độ đường trong máu không còn chính xác.
Khi tuyến tụy khỏe, nó nhận ra lượng đường cao khỏi 80-90 mg/dl thì bắt đầu dần dần phóng insulin. Còn khi tuyến tụy bị suy yếu, nó không nhận ra con số đó nữa, mà phải lên tới hơn 120-130 mg/dl thì nó mới nhận ra là cơ thể có tình trạng đường cao, khi đó nó mới bắt đầu phóng insulin. Còn lượng đường cứ xuống dưới mức 120-130 mg/dl thì tuyến tụy không phóng insulin, do nó không nhận ra sự thúc bách của cơ thể. Và như vậy, lượng đường trong máu của chúng ta đã bị cao. (Hễ lượng glucose trong máu lên tới 120 mg/dl thì coi như đường chúng ta đã cao.) Có người tuyến tụy bị hư đến nỗi đường trong máu lên tới 150-160-170 mg/dl, thậm chí đến mức 180 mg/dl mà tuyến tụy cũng không biết, không nhận ra đó là mức báo động, nên nó không phóng insulin nữa, cho nên đường cứ tồn tại ở trong máu, mà chúng ta gọi là máu bị ngọt.
Khi máu bị ngọt như vậy thì máu này trở thành một loại máu độc. Máu độc này chảy trong thành mạch máu thì làm cho thành mạch máu bị xơ vữa, giòn cứng và đóng xơ; chảy lên não thì làm não suy thoái, mất thông minh, mất trí nhớ; chảy tới mắt thì mắt bị mờ; chảy vào tim thì tim yếu; chảy vào gan thì gan hư; chảy vào thận thì thận suy… Tức là máu ngọt này tới đâu là tàn phá cơ thể tới đó. Có những người có máu ngọt nhiều đến mức làm thối thận, có khi phải thay, cắt bỏ thận, chỉ được một thời gian tạm thời rồi chẳng bao lâu sau thận lại bị thối lại. Vì vậy, hễ đường còn cao thì các cơ quan trong cơ thể cứ tiếp tục bị hư hại.
– Hai là, tuyến tụy không còn khả năng phóng ra insulin.
Tuyến tụy bị suy yếu tới mức không còn khả năng tổng hợp insulin để sản xuất insulin đưa vào máu.
Trong cả 2 trường hợp trên, kết quả đều giống nhau là đường trong máu cao, mà không có insulin để dắt vào tế bào, nên lúc đó tế bào bị kiệt sức do không có glucose để hoạt động, vì vậy tế bào bị teo, làm cho người bị gầy ốm. Và khi tế bào bị đói đường (glucose) thì nó truyền tín hiệu đó lên não, khiến não gây ra cho người bệnh một cảm giác đói bụng, đói đến khát khao, đến quay quắt. Điều này thúc đẩy người bệnh muốn ăn nhiều, nhưng càng ăn nhiều càng nhanh chết, vì đường bị kẹt ở trong máu, không vào tế bào được. Người bệnh cứ càng nạp đường vào thì đường càng ứ trong máu, vì không có insulin để dắt vào tế bào, đường cứ bị kẹt lại.
Đặc biệt, còn một điều nguy hiểm nữa là lúc đó các tế bào bị thối dần. Khi có vết thương hở, thì cơ thể của chúng ta không lành, không khép vết thương lại được. Đường trong máu ngăn không cho các tế bào khép dính lại với nhau như ban đầu, mà bị mở ra nên bị nhiễm khuẩn, bị thối, bị lở lói, và thường là y học hiện nay cứ phải giải quyết bằng cách cắt bỏ hết chi, cụt dần lên tới háng rồi chết.
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY YẾU TUYẾN TỤY
Những nguyên nhân gây suy yếu tuyến tụy là:
– Thừa chất đạm, kể cả đạm động vật hay đạm thực vật
– Thừa chất béo, kể cả chất béo động vật hay chất béo thực vật
– Thừa các vị ngọt, dù là đường mía (saccharose) hay đường trái cây (fructose)
– Các gia vị thơm ngon như mì chính, cà ri, ngũ vị hương…
– Các thức uống có cồn
– Các loại nước ngọt có gas
– Sự suy giảm nội tiết tố sinh dục, nam là testosterone, nữ là estrogen.
Hai nội tiết tố này suy yếu làm tuyến tụy cũng suy yếu theo, bởi vì testosterol của nam và estrogen của nữ bảo vệ tụy tạng. Tuyến tụy cũng được nội tiết tố sinh dục nuôi dưỡng. Kém nội tiết tố sinh dục là tuyến tụy suy yếu ngay lập tức. Tinh hoàn của người nam có hai chức năng. Một là sản xuất ra tinh trùng cho hoạt động tính dục. Hai là sản xuất ra testosterone để nuôi tạng phủ cơ thể, trong đó có tuyến tụy. Khi người nam có sinh hoạt tình dục thì tinh hoàn tạm ngưng sản xuất testosterone để lo bù đắp lượng tinh trùng bị mất. Và như vậy, người này không còn đủ nội tiết tố sinh dục testosterone để nuôi tạng phủ cơ thể: tim, gan, thận, phổi, não, tuyến tụy… Người nữ cũng vậy, khi sinh hoạt tình dục nhiều, buồng trứng phải chuyển qua chức năng sản xuất trứng sớm nên giảm hẳn sản xuất nội tiết tố estrogen để nuôi dưỡng bảo vệ tạng phủ và thần kinh. Đông y ngày xưa nói thận khí giúp trợ tỳ, trợ tim. Ngày nay Tây y cũng phát hiện nội tiết tố sinh dục có tính năng bảo vệ tim, tuyến tụy, gan… Vì thế người có sinh hoạt tình dục nhiều đều bị suy yếu nội tiết tố sinh dục, và cũng dễ gây bệnh tiểu đường.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ TIỂU ĐƯỜNG HIỆN NAY:
Để giải quyết vấn đề này thì y học hiện nay có những phương pháp sau đây:
1. Bớt ăn tinh bột.
Vì người bệnh có ăn thì tinh bột cũng không vào được trong tế bào, mà bớt ăn thì tinh bột cũng không có để vào tế bào, nên đây chỉ là cách tạm thời. Cách này làm người bệnh gầy guộc, héo hon, suy kiệt dần dần. Nhưng người ta vẫn hy vọng là nhờ cách này mà người bệnh bớt đi được phần nào lượng đường trong máu. Đây là cách đơn giản nhất, nhưng người bệnh thì phải chịu những cơn đói quay quắt liên miên.
2. Dùng một loại thuốc Tây để hạ đường huyết bằng cách ép tuyến tụy phải sản sinh ra insulin.
Khi uống thuốc này, tuyến tụy sản sinh ra insulin mà không cần đo lượng đường trong máu. Nghĩa là dù đường thấp hay cao, tuyến tụy vẫn cứ phóng insulin. Do đó, nhiều khi lượng insulin sản sinh ra nhiều quá, khiến nó dắt hết đường vào trong tế bào, làm đường huyết hạ rất nhanh. Có những người đã bị xỉu, thậm chí bị chết vì hạ đường huyết. Trên thực tế, đã có trường hợp giết người bằng cách tiêm thuốc hạ đường huyết cho người ta bị hạ đường huyết mãi cho tới khi chết.
3. Chích insulin ngoại sinh.
Khi dùng thuốc ép tuyến tụy cho đến khi nó kiệt sức, tê cứng, thì có uống thêm nữa nó cũng không tổng hợp và sản xuất insulin được nữa. Khi đó, người ta chuyển qua một cách khác là chích insulin ngoại sinh: lấy insulin của trâu, bò, heo… chích vào cơ thể. Insulin ngoại sinh này ban đầu cũng mở được cửa tế bào để đưa glucose vào, nhưng không bao lâu, tế bào nhận ra insulin này không phải “anh em ruột” trong nhà, đây là insulin của kẻ ngoại lai. Ngay sau đó, tế bào khước từ, không cho insulin ngoại sinh này mở cửa tế bào nữa. Và như vậy, glucose lại tiếp tục bị kẹt trong máu, không vào trong tế bào được. Đến nước này, bệnh nhân chỉ có chờ chết, vì tất cả não, tim, gan, thận… đều suy hết, mà nếu có bị vết thương hở thì chỉ có cưa tay, cưa chân chứ không còn cách nào khác.
4. Dùng thuốc thảo dược.
Thuốc thảo dược của các quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, một số nước Phi Châu, Nam Mỹ là các loại lá, rễ cây có tính hỗ trợ phục hồi tuyến tụy, hoặc các loại lá cây cỏ, cây rau có một vài chất sẵn có chất gần với insulin, để tạm thời giúp tuyến tụy dễ tổng hợp insulin của cơ thể hơn.
Ví dụ, rau lang có chất gần với insulin của cơ thể, do đó cơ thể chỉ cần bám theo đó để tạo ra được insulin rất dễ dàng, làm cho tuyến tụy đỡ nhọc nhằn trong việc sản xuất insulin.
TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP “CORA”
Phương pháp CORA cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới: Tinh bột không phải là thủ phạm làm tuyến tụy bị suy yếu, mà tinh bột chỉ là đối tượng để tuyến tụy xử lý, dẫn dắt. Chỉ vì tuyến tụy suy yếu nên mới không còn khả năng xử lý tinh bột.
Chữa trị tiểu đường theo phương pháp CORA là người bệnh được quyền ăn cơm bình thường, thậm chí có thể ăn nhiều, ăn no, nhưng chỉ được ăn với rau luộc chấm nước tương.
Khi không bị áp lực bởi những chất đạm, chất béo, chất cồn v.v… như đã nêu trên, thì tuyến tụy bỗng sống khỏe mạnh trở lại. Hơn nữa, rau luộc, nhất là rau muống có tính năng làm khỏe tuyến tụy trở lại rất nhanh chóng.
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Người bệnh tiểu đường ăn cơm nhiều và chỉ ăn luộc chấm nước tương. Nhờ ăn được cơm nhiều nên người bệnh không bị mất sức. Nhờ cách ăn này, tuyến tụy phục hồi khỏe lại và xử lý hết toàn bộ lượng cơm đã đưa vào, khiến cho lượng đường trong máu giảm xuống rất nhanh. Ăn như vậy liên tiếp 5 ngày thì lượng đường hạ xuống bình thường, giải tỏa mọi nguy cơ về sự phá hoại của máu ngọt.
Ngoài ra, người bệnh phải cố gắng tập luyện khí công để tạo ra nội lực nuôi dưỡng tạng phủ cơ thể mình. Khí lực vô hình của cơ thể cũng bảo vệ tuyến tụy. Khí lực vô hình là điều Tây y không biết đến, nhưng Đông y, Triết lý Đông phương, Võ học Đông phương lại khai thác triệt để và đã thực hiện nhiều năng lực phi thường mà ngay cả khoa học cũng không chứng minh được. Không biết từ bao giờ những dân tộc Á Đông đã tìm thấy phương pháp rèn luyện sức mạnh một cách lạ thường là khí công. Người Á Đông có vóc dáng nhỏ bé, phải chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt hết sức vất vả, vì thế rất cần một nguồn sức mạnh khác thường để bổ sung cho cơ thể yếu đuối này. Khi đi sâu vào thực hành khí công, ta sẽ thấy rằng công phu này là cả một triết lý phi thường, cả một kiến thức kỳ diệu về cơ thể học mà văn minh của người xưa cách đây mười mấy nghìn năm đã đạt được. Chính khí lực vô hình này cũng góp phần bảo vệ tạng phủ. Có người bẩm sinh yếu đuối, nhưng nhờ tập luyện đúng cách đã phát triển được nguồn khí lực vô hình bù lại cho thể chất kém cỏi kia. Nên tập khí công giúp chúng ta tăng trưởng được nội lực nuôi dưỡng tạng phủ của cơ thể mình. Đồng thời, việc nuôi dưỡng tinh thần vững mạnh cũng giúp nội khí không hao tổn. Tất cả mọi người đều nên sống lành mạnh, ít hưởng thụ vật dục, cũng là một cách ngừa bệnh hữu hiệu.
Khi dùng phương pháp CORA này, người bệnh nên thường xuyên thử đường bằng thiết bị thử đường cá nhân để theo dõi lượng đường. Khi thấy lượng đường đã xuống dưới mức bình thường, khoảng dưới 95 mg/dl thì người bệnh có thể dùng thêm đạm, chất béo, nhưng tuyệt đối không nên dùng nước ngọt có gas và nước uống có cồn.
Việc ăn cơm với rau luộc này thời gian bao lâu là tùy tình trạng bệnh của mỗi người. Có người chỉ ăn có 2 ngày là đường đã hạ, nhưng có người phải ăn tới 5 ngày, 10 ngày thì đường mới hạ.
Đây quả thực là một tin đáng mừng cho những bệnh nhân bị tiểu đường. Khi chúng tôi tò mò hỏi Thượng Tọa về cái tên CORA thì Thượng Tọa chỉ cười và trả lời một cách dí dỏm: “CORA là viết tắt của cơm và rau, nghe tưởng tiếng nước ngoài, chứ sự thực không có gì hết trơn!”
Nguồn: Thiền tôn Phật Quang