Dự Hội nghị có Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hồ Quang Khánh, đại diện lãnh đạo Phòng Dân tộc, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, thị trấn và các vị già làng, người có uy tín trên địa bàn huyện.
Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hồ Quang Khánh phát biểu tại hội nghị
Sau khi nghe đại diện cơ quan đề nghị phản biện trình bày nội dung cơ bản của dự thảo Đề án, tại Hội nghị, đã có 14 đại biểu phát biểu góp ý, phản biện đối với dự thảo Đề án. Đa số các đại biểu cho rằng việc xây dựng Đề án là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương hiện nay; đồng thời thống nhất lựa chọn phương án 2, đó là hỗ trợ xây dựng nhà tiêu cho tất cả các hộ có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện, không phân biệt người dân tộc thiểu số và người dân tộc kinh. Đồng thời, tham gia phát biểu ý kiến phản biện đối với từng nội dung của Đề án: về tên gọi, quy mô, kinh phí, nguồn nước, quỹ đất, các giải pháp thực hiện Đề án...
Các đại biểu tham gia và phát biểu ý kiến tại hội nghị
Trên cơ sở các ý kiến phản biện, đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện - cơ quan được phản biện đã cung cấp thêm thông tin, giải trình để làm rõ một số vấn đề liên quan và tiếp thu các ý kiến phản biện đối với dự thảo Đề án.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ trì đánh giá cao các ý kiến tham gia phản biện của các đại biểu, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện tổng hợp các ý kiến và gửi văn bản phản biện đến Ủy ban nhân dân huyện theo quy định. Đồng thời, đề nghị Ủy ban nhân dân huyện có văn bản trả lời gửi về Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
Thông qua Hội nghị phản biện xã hội đã tăng cường vai trò tham gia xây dựng chính quyền của hệ thống Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đối với cơ quan quản lý Nhà nước, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; góp phần đảm bảo tính hợp lý, khả thi và hiệu quả khi triển khai thực hiện Đề án.
Nắng Mai