Người khám và điều trị hậu COVID-19. Ảnh: Lê Phú.
ThS.BS Trần Đình Văn, Khoa Phẫu thuật Thần kinh 1, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Hội chứng hậu COVID gây viêm đa hệ thống (multisystem inflammatory syndrome (MIS-A), ảnh hưởng đến gây viêm hệ thần kinh, thoái hoá hệ thần kinh, gây ra các vấn đề nhận thức trong đó có biểu hiện của “sương mù não”.
Theo đó, cơ chế bệnh sinh “sương mù não” là COVID-19 thông qua tác động trực tiếp, gây căng thẳng dẫn tới ảnh hưởng đến trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận, gây viêm vùng dưới đồi thông qua các đại thực bào microglia, quá trình viêm được khuyếch đại hơn bởi tăng tính thấm thành mạch của hàng rào máu não làm tăng sự thâm nhập virus, chất độc, cytokine.
Theo một số nghiên cứu khác, các tế bào thần kinh tại vùng nhận thức hoạt động có nhu cầu oxy cao, dễ tổn thương khi có tình trạng thiếu oxy; tế bào thần kinh khi bị virus xâm nhập, đặc biệt tải lượng virus cao, gây rối loạn chức năng ty thể và dẫn đến tổn thương.
Những người có yếu tố nguy cơ bị “sương mù não” sau mắc COVID-19 như:
- Người có tình trạng mắc COVID-19 biểu hiện nặng, đặc biệt bệnh nhân phải nằm ICU.
- Người có triệu chứng hô hấp khi khởi phát mắc COVID-19.
- Người bệnh nữ.
Về việc điều trị "sương mù não", theo BS. Trần Đình Văn, không có biện pháp can thiệp triệt để đối với hội chứng hậu COVID-19. Tuy nhiên một số phương pháp để khắc phục tình trạng này có thể áp dụng như: Phương pháp ức chế tế bào mast bằng các flavoid tự nhiên liên quan đến cấu trúc, cụ thể: Luteolin và quercetin được tìm thấy trong lá, vỏ thân hoặc quả… ở một số loài thực vật có màu vàng xanh như: Cần tây, bồng công anh, hạt tiêu xanh, bông cải xanh, hoa cúc, ca rốt, cây thuộc họ bạc hà, oliu… có tác dụng ức chế sự xâm nhập virus vào vật chủ, ức chế viêm thần kinh, giảm mức độ suy giảm nhận thức.
Để khắc phục tình trạng "sương mù não", người bệnh cần tích cực luyện tập thể dục, ăn đủ chất dinh dưỡng, hạn chế căng thẳng và uống đủ nước mỗi ngày (trung bình 2 lít nước/ngày).
Theo Báo Tin tức