Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Lộc Ninh tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo Đề án “Phát triển giáo dục về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2022-2025”
Hằng năm, trên cơ sở Chương trình giám sát phản biện xã hội được cấp ủy phê duyệt, MTTQ các cấp đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phản biện xã hội thông qua chủ yếu bằng hình thức: tổ chức hội nghị phản biện xã hội; gửi văn bản dự thảo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phản biện; đối thoại trực tiếp với cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản và các cơ quan liên quan. Một số hoạt động điển hình như: phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết “Quy định về chính sách hỗ trợ tang lễ đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, đảng, đoàn thể và các đối tượng chính sách, người có công khi từ trần”; dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh quy định diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn tỉnh Bình Phước; dự thảo Nghị quyết “Quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách cấp huyện thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Phước”; dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh “Quy định về nội dung mức kinh phí tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục để thực hiện chương trình mới, sách giáo khoa mới, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Phước; phản biện Dự thảo quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2011-2030, tầm nhìn đến 2050… Thông qua việc tham gia phản biện, Ban Thường trực UBMTTQVN các cấp tổng hợp nhiều nội dung kiến nghị, phản biện đối với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, chính quyền địa phương và các ngành chức năng liên quan tới việc triển khai thực hiện các dự án, đề án, chương trình, nghị quyết …giúp cho việc thực hiện chủ trương, chính sách của tỉnh được đồng bộ, đúng quy định của pháp luật, đạt chất lượng, hiệu quả và được sự đồng thuận của nhân dân.
Trọng Phước