Thành phần dinh dưỡng
Trong 100 gam hạt chia chứa 16,5 gam protein; 42,1 gam carbs; 34,4 gam chất xơ và 30,7 gam chất béo. Nhờ hàm lượng chất xơ có trong loại hạt này khiến nó trở thành món ăn khoái khẩu của những người muốn giảm cân. Bởi chất xơ có tác dụng đem lại cảm giác no lâu, ngăn chặn cơn đói. Ngoài ra, hạt chia không chứa gluten - một loại protein thường có trong các hạt ngũ cốc.
Trong khi đó, 100 gam hạt lanh chứa 28 gam chất xơ, 43 gam chất béo, 30 gam carbs và 19 gam protein.
Nếu so sánh trong cùng một lượng tương tự hạt lanh và hạt chia, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được lượng chất xơ cao từ hạt chia, trong khi lượng protein cao lại có nhiều trong hạt lanh.
Lượng calo
Trong 100 gam hạt chia và hạt lanh, lượng calo lần lượt là 486 và 534 calo.
Calo đóng vai trò trong việc quản lý cân nặng. Thông thường, một người chỉ nên tiêu thụ một lượng calo vừa phải để cơ thể đốt cháy nhằm tạo ra năng lượng. Nếu một người nạp vào cơ thể nhiều calo hơn mức cần thiết, thì sẽ dẫn đến tăng cân.
Để giảm cân, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người chú ý lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hơn bất cứ thứ gì khác.
Các chất dinh dưỡng khác
Ngoài các chất dinh dưỡng chính, hạt lanh rất giàu thiamine (còn được gọi là thiamin hoặc vitamin B₁), đồng, molypden, magiê và phốt pho. Những yếu tố này góp phần vào sự phát triển mô, tăng trưởng tế bào và chức năng thần kinh.
Hạt chia rất giàu chất dinh dưỡng như mangan, phốt pho, đồng, selen, sắt, magiê và canxi.
Lợi ích sức khỏe
Các nguyên tố vi lượng và thiết yếu khác nhau được tìm thấy trong những hạt này phục vụ các mục đích sức khỏe khác nhau.
Hạt chia góp phần làm tăng lượng axit béo omega 3, điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm huyết áp.
Hạt lanh được biết đến để điều trị các vấn đề về tiêu hóa. Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng bổ sung bột hạt lanh trong 1-2 tháng có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói lên đến 20%.
Ngoài ra, cả hai đều được sử dụng rộng rãi để quản lý cân nặng./.
St