Tham dự hội nghị còn có đồng chí Huỳnh Thị Bé Năm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ; đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành liên quan và hơn 100 đồng chí phụ trách tham mưu công tác dân tộc chính quyền tại địa phương.
Các đại biểu dự hội nghị
Tại hội nghị, các đồng chí sẽ được nghe các nội dung liên quan đến những quy định chung; việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị; … Đặc biệt, đồng chí Lê Thị Xuân Trang cũng đề cập đến các vấn đề liên quan đến công tác thăm, nắm tình hình nhân dân tại địa phương; những điểm mới của Luật thực hiện Dân chủ cơ sở năm 2022; nêu ra một số hạn chế hay gặp trong quá trình thực hiện và đề nghị cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền về Luật thực hiện dân chủ cơ sở tại địa phương.
Đồng chí Lê Thị Xuân Trang - UVBTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh báo cáo tại hội nghị
Luật được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 10-11-2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2023. Luật gồm 6 chương, 91 điều quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật có ý nghĩa quan trọng, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, là cơ sở vững chắc cho thực hành và phát huy quyền làm chủ, vai trò tự quản của nhân dân. Luật đã cụ thể hóa đầy đủ phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Luật không chỉ thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn mà còn điều chỉnh đến dân chủ trong cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.
BBT