Cây Điều hay còn gọi là cây Đào lộn hột (Anacardium occidentale L.) có nguồn gốc từ vùng Đông bắc Brasil, được nhập về Châu Á và Châu Phi trong khoảng năm 1560-1565 sau khi các đế quốc thực dân Châu Âu phát hiện ra Châu Mỹ.
Hiện nay loài cây này trở thành cây công nghiệp được phát triển ở khắp các khu vực khí hậu nhiệt đới ở Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á và Châu Úc để lấy nhân hạt chế biến làm thực phẩm.
Ở Việt Nam Cây điều mọc hoang hoặc dược trồng trên khắp cả nước và cây điều công nghiệp được trồng rất nhiều ở các tỉnh vùng cao phía Nam như Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Phước...
Từ năm 2006 đến năm 2010 Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu nhân hạt điều đứng vị trí hàng đầu thế giới, và là nước thứ 4 có diện tích trồng điều lớn nhất thê giới sau Nigeria (1), Ấn Độ (2) và Côte d'Ivoire (3).
Công dụng
a- Các bộ phận của cây điều dùng làm thực phẩm:
+Lá điều non dùng làm rau sống:
Ở Việt nam lá điều non dược dùng làm rau sống, thường dùng nguyên lá để xúc thịt bầm xào thay cho bánh trán và có hương vị vừa chát, vừa thơm như các món “thịt chuột xúc lá điều”, “thịt rắn xúc lá điều”, “cá linh kho lạt xúc lá điều”, “tép riêu chấy xúc lá điều”… là những món ăn đặc sản của người dân Nam Bộ.
+Quả điều chín dùng làm rau sống:
Quả điều (thực ra là Quả giả hay cuốn quả phát triển) mềm, mọng nước, có vị ngọt, chát và thơm nồng, dược bổ dọc hay xắt ngang thành nhiều mảnh dùng làm rau sống chung với khế, chuối chát, rau tập tàng…để ăn với các món mắm, đặc biệt là với mắm ruốc, mắm tôm và các món thịt, cá kho…
+Quả điều chín dùng để ăn chơi:
Phần mềm mọng nước (quả giả) có vị ngọt, chát và thơm, rất giàu vitamin C, có thể ăn tươi. Trẻ con Nam Bộ và kể cả người lớn cũng rất thích ăn quả điều chín với muối hột hoặc mắm ruốc.
Phần mềm mọng nước này thái mỏng, thêm muối và ớt như một món ăn tráng miệng.
Tuy nhiên không nên ăn nhiều quả điều tươi vì chất chát của nó dể gây tưa lưỡi và rát họng.
Thịt quả giả phối hợp với một số quả khác làm nước sinh tố giải khát phổ biến ở các tỉnh phía Nam, có hương vị thơm ngon, lạ miệng.
+Quả điều chín dùng để ủ rượu:
Quả điều chín được để vào keo, thêm đường cát phủ lên cho ngập. Sau vài tuần quả điều tự lên men rượu thơn ngon như rượu vang. Rượu chế biến từ quả điều có thể dùng xoa bóp khi đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, chống nôn mửa.
Loại rượu điều đậm đặc uống có tác dụng trị bệnh thổ tả.
Ở các nước Đông Nam Á người ta chiết lấy nước ép quả điều để chế ra các loại nước giải khát lên men và rượu vang trái cây.
+Nhân quả điều sấy khô được dùng làm thực phẩm cao cấp:
Nhân là sản phẩm chính của cây Điều do có giá trị cao, sử dụng đa dạng, sau khi loại hết vỏ, được rang hoặc dùng tươi hoặc dùng trong chế biến bánh, kẹo.
Nhân Điều rất ngon bùi như hạt dẻ hay hạnh nhân, ngon hơn lạc, được dùng trong chế biến chocola, kẹo Nuga, bánh ngọt, bánh quy, kem. Nhân điều rang là món nhậu lai rai rất tốt.
Một số nước dùng nhân điều thay sữa đối với một số người bị dị ứng sữa, người béo phì không muốn tăng cân, dùng cho các vận động viên thể thao và luyện tập thể hình.
Với đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết, điều là thực phẩm ăn chay lí tưởng và là một dược phẩm có giá trị đối với một số bệnh. Là thực phẩm giàu chất béo 0% cholesterol thích hợp cho người ăn kiêng hiện nay các nước phát triển đang khuyến khích sử dụng nhân điều ngày càng tăng. Các nuớc nhâp khầu và tiêu thụ nhân điều nhiều nhất trên thế giới là Mỹ chiếm gần 2/3 sản luợng nhân điều thế giới, khối các nước thuộc Liên Xô cũ liên minh Châu Âu.(EU) và Nhật Bản.
Hạt điều sấy khô chứa trong túi nhựa rút chân không là món thực phẩm ăn liền hay để làm gia vị chế biến các thực ăn khác đang thịnh hành ở Việt Nam và trên thế giới nên nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này càng nhiều.
b- Các bộ phận của cây điều dùng làm thuốc:
+Theo Đông y: Hạt điều có vị ngọt, bùi, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, làm dịu, trừ đàm. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, đau họng, ho do phong hàn, nhiều đàm.
-Ở Philippines dùng các axit chứa trong vỏ hạt điều để chế ra thuốc bôi có tác dụng chống lại áp xe do chúng diệt được phổ rộng các vi khuẩn Gram+. Vỏ cây điều được cạo và ngâm nước qua đêm hoặc luộc lấy nước làm thuốc sát trùng ngoài da. Vỏ hạt điều nghiền nát đấp lên vết rắn cắn để trị nọc rắn. Dầu vỏ hạt điều được sử dụng như một chất kháng nấm để chữa bệnh nứt gót chân.
-Ở Malaysia, người ta sắc vỏ cây điều thành nước để chữa bệnh tiêu chảy và bệnh tưa miệng ở trẻ em còn nước sắc từ lá cây được dùng để chữa đau họng.
+Theo Tây y:
Công nhận các tính năng dược liệu sau đây của nhân hạt cây điều:
• Không chứa cholesterol và cực kỳ an toàn cho tim.
• Có tác dụng xây dựng cơ thể.
• Giúp trong việc duy trì nướu răng và răng khỏe mạnh.
• Cung cấp năng lượng cho cơ thể và được coi là một loại thực phẩm giàu năng lượng.
• Có chứa các chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, giúp bảo vệ tim của bạn vì nó giúp làm giảm các chất béo trung tính thường gây ra bệnh tim.
• Có đặc tính chống oxy hóa, hạt điều giúp loại bỏ các gốc tự do gây ung thư.
• Giàu magiê. Magiê cùng với canxi có tác dụng xây dựng cơ bắp khỏe mạnh và xây dựng xương trong cơ thể của bạn.
• Những phụ nữ bị mất ngủ do lợi ích các vấn đề mãn kinh nên ăn một ít hạt điều để cải thiện giấc ngủ của mình.
• Khoáng chất đồng có trong hạt điều cung cấp sự linh hoạt cho xương và khớp và mạch máu.
• Tiêu thụ hạt điều cho phép cơ thể hấp thụ chất sắt, giúp loại bỏ bệnh ung thư do các gốc tự do gây ra, sản xuất melanin giúp làn da và mái tóc của bạn đẹp hơn.
Trong hạt điều có axit béo bao gồm tocopherols, phytosterol và squalene giúp đỡ trong việc làm giảm bệnh tim với những lợi ích gia tăng hàm lượng cholesterol không thực sự là một thực phẩm sức khỏe.
*Vai trò của Magiê trong hạt điều:
-Xây dựng một trái tim khỏe mạnh và bảo vệ bạn chống co thắt cơ, căng thẳng, mệt mỏi, đau nhức, đau đầu gây ra bởi chứng đau nửa đầu và huyết áp cao.
-Magiê cùng với canxi làm cho xương và cơ bắp của bạn mạnh mẽ và khỏe mạnh. Nó cũng giúp ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh hen suyễn và cung cấp cho giấc ngủ yên tĩnh cho phụ nữ mãn kinh.
-Hạt điều cũng giúp mọi người tránh được bệnh tiểu đường vì nó có thể làm giảm mức độ chất béo trung tính và giúp bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường.
-Bảo vệ răng và nướu răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
c-Các công dụng khác của cây điều:
1-Dùng thịt quả điều chín để diệt lăng quăng:
Theo tài liệu nước ngoài, từ lâu đời, nhân dân châu Phi đã dùng phương pháp thô sơ để diệt muỗi Anophen gây bệnh sốt rét bằng cách lấy một lượng lớn phần mềm mọng nước của quả điều chín rải quanh các hồ chứa nước, nơi loài muỗi này phát triển nhiều. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, chất acid có trong quả đã ngăn cản quá trình sinh lý của ấu trùng muỗi làm cho chúng bị diệt, nhưng không gây tác hại cho người và môi trường. (Theo Sức khỏe & đời sống).
2-Trích tinh dầu từ vỏ hạt điều (quả thật):
Tinh dầu vỏ hạt điều là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến hạt điều, bao gồm: các axit anacardic (70%), cardol (18%) và cardanol (5%). Các chất này, đặc biệt axit Anacardic được dùng trong công nghệ hóa học để chế ra các sản phẩm của cardanol để dùng trong công nghệ sản xuất dầu bóng, sơn, dược phẩm và mỹ phẩm.
Ở Việt Nam đốt hoặc đổ bỏ nguồn nguyên liệu rất lớn này vừa mất đi nguồn thu vừa gây ô nhiểm môi trường trầm trọng!
Một số bài thuốc từ cây điều
Bài 1 - Chữa mất ngủ: Lấy 20 - 30g lá điều phơi khô thái nhỏ sắc với 400ml nước, lấy 100ml uống chia 2 lần uống trong ngày. Uống từ 7-10 ngày.(theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 2 - Chữa kiết lỵ: Dùng nhân hạt điều cùng với măng cụt, hạt cau già và rau má, mỗi thứ 30g, sắc đặc với 650ml còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống 3-5 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 3 - Chữa cảm tả: Lấy 20g vỏ cây điều phơi khô, thái mỏng đun với 450ml nước còn 150ml nước thuốc uống chia làm 3 lần. Uống 3 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 4 - Chữa đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết: Dùng rượu điều để xoa bóp vào chỗ đau ngày 2 lần sáng và tối. Xoa bóp 10 ngày liên tục. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 5 - Chữa chai chân, nứt nẻ chân, vết loét: Bôi xoa dầu làm từ vỏ điều vào nơi chai chân, nứt nẻ mỗi ngày từ 3 – 4 lần. Bôi 10-15 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 6 - Chữa viêm họng: Súc miệng bằng dung dịch rượu điều (pha theo tỷ lệ 1 phần rượu, 3 phần nước) ngày 3 – 4 lần. Súc miệng liên tục như thế từ 5-7 ngày. (theo Lương y Nam Vũ-SKĐS).
Bài 7: Chữa tiêu chảy, viêm họng: Vỏ cây phơi khô, thái mỏng sắc lấy nước uống (như trên). (theo - Caythuocquy.info.vn).
Bài 8: Chữa đau nhức: Dùng rượu Điều (nước quả giả lên men) xoa bóp (Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam). (theo - Caythuocquy.info.vn).
Bài 9: Chống nôn mửa: Nhấm nháp rượu Điều (như trên). (theo - Caythuocquy.info.vn).
Bài 10: Thuốc bổ dưỡng, làm ăn ngon, lợi tiểu, chống nôn: Phần mềm mọng nước của điều chứa 10% đường, vitamin C với hàm lượng cao (261,5mg trong 100g phần ăn được), nhiều gấp 5-6 lần ở cam, chanh, chuối. Từ bộ phận này, có thể ép lấy dịch rồi cho lên men thành một thứ rượu nhẹ, thơm ngon mùi dâu tây, vị ngọt, hơi chua, chát, có tác dụng. Dùng ngoài, lấy dịch ép này xoa bóp chữa đau nhức hoặc ngậm súc chữa viêm họng, nhấm nháp chống nôn mửa.
(theo Sức khỏe & đời sống).